Nếu sáp nhập Hưng Yên, Thái Bình, tỉnh có bánh cáy, tỉnh có nhãn lồng, chung dòng sông Luộc

Trong lịch sử, một phần diện tích đất của tỉnh Thái Bình ngày nay từng thuộc đất Hưng Yên, trong khi tỉnh Hưng Yên ngày nay gồm một phần đất của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Sơn Nam xưa kia gộp lại. Hôm nay, cả hai địa phương đều có những thế mạnh trong phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp.

Tỉnh Lâm Đồng từng sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận, trong khi một phần tỉnh Đắk Nông từng thuộc Lâm ĐồngMới sáp nhập vào thị trấn, một xã ven biển Nam Định có nhà thờ đổ nổi tiếng nay thêm nhiều tỷ phú nông dânSáp nhập các xã ở Hải Dương: Xã to lên, việc nhiều hơn, lựa chọn cán bộ thế nào?1.020 năm xuất hiện địa danh Thái Bình, một phần diện tích đất Thái Bình từng thuộc Hưng Yên

Thông tin trên Báo Thái Bình cho thấy, sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển I – kỷ nhà Lê chép một sự kiện về Ngọa Triều Hoàng đế: “Mùa đông năm Ất Tỵ – Ứng Thiên thứ 12 (1005)… vua thân chinh đi dẹp loạn… quân về đến Đằng Châu, đổi tên châu ấy làm phủ Thái Bình…”.

Như vậy, địa danh Thái Bình ra đời ở Việt Nam với tên gọi một phủ cho đến năm 2005 vừa tròn 1.000 năm tuổi và đến năm 2025, kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh thì địa danh Thái Bình đã có 1.020 năm tuổi.

Khi Đằng Châu được đổi tên là phủ Thái Bình thì phủ Thái Bình gồm vùng đất các huyện phía nam Hưng Yên và phần lớn đất đai thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay.

 

Danh xưng phủ Thái Bình tồn tại từ năm 1005 đến năm 1945, khi thành lập chính quyền cách mạng mới bỏ cấp phủ. Tuy địa dư, duyên cách của phủ này có nhiều đổi thay qua các thời kỳ lịch sử nhưng địa danh Thái Bình vẫn trường tồn.

Vào thế kỷ XI, nhà Lý chia đất nước thành 24 lộ. Phủ Thái Bình thời Tiền Lê được chia thành 3 lộ: Khoái Châu, Long Hưng và Kiến Xương. Thái Bình là tên gọi của một hương. Đến cuối thời Trần, vào niên hiệu Quang Thái thứ 10, đời Trần Thuận Tông (1397) lộ Long Hưng tách thành hai lộ là Long Hưng và An Tiêm, Thái Bình là tên gọi một huyện thuộc lộ An Tiêm.

Đến thời Lê (thế kỷ XV), Lộ An Tiêm đổi thành phủ Thái Bình gồm các huyện Đông Quan, Thụy Anh, Quỳnh Côi, Phụ Dực. Dưới triều Nguyễn, vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), cắt chuyển huyện Thanh Quan từ phủ Tiên Hưng về phủ Thái Bình, đồng thời chia phủ Thái Bình thành phủ Thái Bình quản 3 huyện: Đông Quan, Thụy Anh, Thanh Lan và phân phủ Thái Bình quản 2 huyện: Quỳnh Côi và Phụ Dực.

Bánh cáy, đặc sản của tỉnh Thái Bình. Ảnh: T.L

Trước khi thành lập tỉnh, vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Đến năm 1831, bỏ trấn thành lập tỉnh thì phủ Tiên Hưng gồm các huyện Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân và Thanh Quan thuộc tỉnh Hưng Yên. Phủ Kiến Xương, phủ Thái Bình thuộc về tỉnh Nam Định.

Ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình. Điều 1 của nghị định này nêu rõ: “Nay thành lập lấy tên là Thái Bình một tỉnh mới gồm phủ và phân phủ Thái Bình và phủ Kiến Xương tách ra từ tỉnh Nam Định và huyện Thần Khê tách khỏi tỉnh Hưng Yên sẽ sáp nhập lại về hành chính vào phủ Thái Bình…”.

 

Như vậy, vào thời điểm thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890), hai huyện Diên Hà và Hưng Nhân (Hưng Hà ngày nay) vẫn thuộc tỉnh Hưng Yên. Cũng vào thời điểm đó tỉnh lỵ Thái Bình có tên Kiến Xương.

Ngày 28/11/1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đưa phủ Tiên Hưng về tỉnh Thái Bình (huyện Tiên Lữ vốn thuộc phủ Tiên Hưng nhập vào phủ Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên). Hai huyện Diên Hà và Hưng Nhân lập thành phủ Tiên Hưng được cắt về tỉnh Thái Bình.

Pause00:0000:0600:35Mute Powered byGliaStudioclose

Thái Bình từ tên gọi một phủ đến tỉnh là cả một quá trình hội cư, hợp cư, chinh phục, cải tạo và khai thác tài nguyên của vùng đất này. Truyền thống quật cường trong sản xuất và chiến đấu đã được in đậm trong các trang sử của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là quá trình tạo lập và bồi đắp nền văn hóa, văn minh nông nghiệp mang những sắc thái riêng của Thái Bình.

Bên cạnh là vùng trọng điểm lúa của các tỉnh phía Bắc, Thái Bình đang được đánh giá là điểm đến mới hấp dẫn của các nhà đầu tư khi số vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua từng năm.

Nếu như giai đoạn từ năm 1987 – 2020, tổng thu hút FDI của tỉnh chỉ đạt gần 800 triệu USD thì giai đoạn 2021 – 2024 đạt 4,886 tỷ USD, gấp 11,7 lần giai đoạn 2015 – 2020, trong đó năm 2023 đạt gần 3 tỷ USD, đứng trong top 5 địa phương thu hút vốn FDI cao nhất cả nước; năm 2024 thu hút vốn FDI đạt 1,16 tỷ USD, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

Hưng Yên – Thái Bình: Chung dòng sông Luộc

Theo thông tin của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày nay gồm một phần đất của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Sơn Nam xưa kia gộp lại.

Nơi đây là vùng đất cổ, được hình thành khá sớm trong lịch sử và là một trong những trung tâm của nền văn minh vùng châu thổ sông Hồng. Những dấu tích còn lại cùng với những truyền thuyết đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định được điều đó.

Thời cổ, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Bắc thuộc nhà Tần (221 – 207 trước Công nguyên) gọi là Tượng quận, nhà Hán (204 – TCN – 220 SCN) gọi là Giao Chỉ, nhà Đường (618 – 907) gọi là Giao Châu.

Nhãn lồng Phố Hiến, đặc sản của tỉnh Hưng Yên.

Đời Ngô gọi là Đằng Châu, nhà Đinh và Tiền Lê cũng gọi như vậy. Đến đời Lê Ngọa triều (1006 – 1009) đổi gọi là phủ Thái Bình. Nhà Lý, đời vua Cao Tông (1176 – 1210) tách riêng ra thành Đằng Châu và Khoái Châu cũng có khi gọi là Đằng Lộ và Khoái Lộ.

Nhà Trần từ đời vua Thái Tông (1225 – 1258) đến đời vua Nghệ Tông (1370 – 1372) đặt thành hai lộ là Long Hưng và Khoái Lộ, cũng có lúc không gọi là Lộ mà gọi là Phủ. Thời thuộc Minh đất Hưng Yên thuộc về hai phủ là phủ Trấn Nam và phủ Kiến Xương.

Đời Lê, đầu niên hiệu Thuận thiên (1428 – 1433) đổi đặt phủ Khoái Châu và phủ Tiên Hưng thuộc vào Nam đạo. Đầu niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469) thuộc Thừa tuyên thiên trường. Đến giữa niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) đổi gọi là Thừa tuyên Sơn Nam. Thừa tuyên Sơn Nam gồm 9 phủ, 36 huyện. Nhà Mạc đổi đặt vào Hải Dương. Đầu niên hiệu Quang Hưng (1578 – 1599) lại đổi đặt lại như cũ.

 

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia Sơn Nam thành hai lộ: Thượng và Hạ. Phủ Khoái Châu thuộc về Sơn Nam thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam hạ. Sau lại đổi lộ gọi là Trấn (tức là trấn Sơn Nam thượng và trấn Sơn Nam hạ).

Đến năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) trấn Sơn Nam thượng đổi gọi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm 5 huyện của phủ Khoái Châu (trấn Sơn Nam) là Đông Yên, Phù Dung, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ và 3 huyện của phủ Tiên Hưng (trấn Nam Định) là Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân.

Ngày 25/2/1890 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Cẩm Lương và Văn Lâm. Cũng trong năm đó, tỉnh Thái Bình được thành lập trên cơ sở tách phủ Tiên Hưng ra khỏi Hưng Yên sát nhập với phủ Kiến Xương và phủ Thái Bình của tỉnh Nam Định. Năm 1891, các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm nhập vào tỉnh Hưng Yên.

Tháng 10/1947 huyện Văn Giang thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cắt về tỉnh Hưng Yên. Tháng 03/1968 hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên lấy tên là Hải Hưng. Tháng 11/1996 tỉnh Hải Hưng lại tách ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.

Sông Luộc, ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Bình – Hưng Yên. Ảnh: Báo Thái Bình.

Nông nghiệp là nghề truyền thống lâu đời nhất của Hưng Yên. Bên cạnh cây lúa nước là chính, Hưng Yên còn có các loại cây công nghiệp, cây đặc sản như đay, dâu tằm, nhãn lồng Phố Hiến, táo Thiện Phiến…

Trên cơ sở nông nghiệp phát triển, các ngành nghề thủ công cũng phát triển, hình thành nên những làng chuyên sâu từng nghề có giá trị kinh tế và văn hóa cao như nghề đúc đồng ở Cầu Nôm, nghề rèn sắt ở làng Muồng (Mỹ Văn), nhuộm thâm ở Xuân Cầu, dệt lụa ở Liên Phương, đan lờ đó Thủ Sỹ, thuyền nan Nội Lễ, mật ong, mía đường ở Kim Động, nghề làm tương ở Bần Yên nhân. Đặc biệt Hưng Yên còn có những vùng (Châu Giang, Mỹ Văn) chuyên trồng cây thuốc nam, thuốc bắc.

Một nông dân Bắc Ninh đào ao vô tình đụng trúng thuyền cổ, mời chuyên gia nước ngoài tới nghiên cứu

Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thái Bình – Hưng Yên luôn có sự giao thoa của cư dân hai bên bờ sông Luộc.

Sông Luộc, xưa kia còn có tên là sông Hải Triều, Phổ Đà, Đà Lỗ, Lục Đức, là một trong những con sông nối sông Hồng với sông Thái Bình.

Điểm đầu là ngã ba giao với sông Hồng tại Phương Trà – xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối là Quý Cao, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (gặp sông Thái Bình). Sông có chiều dài 72 km.

Theo các nhà nghiên cứu, sông Hồng chảy từ miền núi cao qua Thăng Long gặp địa hình nghiêng tạo ra dòng chảy chi lưu gọi là ngã ba cửa Luộc, với các lộ Khoái, lộ Hồng, Thiên Trường, Long Hưng, Kiến Xương xưa.

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú chép: “Bãi Xích Đằng là kho của, kho người của các đời và là chỗ xung yếu, then khóa”. Theo các nguồn khảo luận, Xích Đằng chính là khúc sông Hồng nối liền với cửa Luộc.

https://danviet.vn/neu-sap-nhap-hung-yen-thai-binh-tinh-co-banh-cay-tinh-co-nhan-long-chung-dong-song-luoc-d1324083.html