Sau sáp nhập tỉnh, thành, những loại giấy tờ nào cần đổi, giấy tờ nào vẫn sử dụng bình thường?

DNVN – Thời gian gần đây, câu chuyện sáp nhập các tỉnh, thành phố để tinh gọn bộ máy hành chính, tiết kiệm nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đang nhận được sự quan tâm cực lớn từ dư luận. Một trong những câu hỏi khiến nhiều người “đứng ngồi không yên” chính là: Việc sáp nhập có bắt buộc phải làm lại giấy tờ tùy thân hay không?

Nghỉ hưu trước tuổi theo quy định mới, mức lương hưu tối thiểu là bao nhiêu? / Quy định mới về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước từ ngày 15/4

 

Câu trả lời là không cần thiết phải “tay xách nách mang” đi làm lại giấy tờ ngay lập tức. Theo quy định hiện hành, các loại giấy tờ như căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… đã được cấp trước đó vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý, không cần thay đổi gì khi địa phương của bạn có sự điều chỉnh đơn vị hành chính. Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu tự nguyện đổi thông tin cho “đồng bộ” với địa danh mới, vẫn có thể chủ động thực hiện.

 

Về cụ thể, theo Luật Căn cước 2023, việc đổi thẻ CCCD vì lý do sáp nhập tỉnh là không bắt buộc, mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Trong trường hợp bạn cần cập nhật thông tin mới, thay đổi nhân dạng, cải chính họ tên, xác định lại giới tính, hoặc phát hiện sai sót trên thẻ hiện tại – bạn có thể làm thủ tục cấp đổi theo quy định tại Điều 24.

 

 

 

 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

 

Ngoài ra, còn có những mốc tuổi quan trọng mà công dân bắt buộc phải đổi CCCD, bao gồm: 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Ví dụ, trong năm 2025, các công dân sinh năm 2011 (bước sang tuổi 14), 2000 (tuổi 25), 1985 (tuổi 40) và 1965 (tuổi 60) sẽ nằm trong diện cần đi đổi thẻ CCCD. Tuy nhiên, nếu bạn đã đổi thẻ trong vòng 2 năm trước mốc tuổi kể trên thì vẫn có thể tiếp tục dùng thẻ cũ cho tới chu kỳ đổi thẻ tiếp theo. Chẳng hạn, người sinh năm 2000 đã làm CCCD lúc 23 tuổi thì thẻ đó có thể “xài vô tư” đến tận năm 2040.

https://doanhnghiepvn.vn/tu-van-phap-luat/sau-sap-nhap-tinh-thanh-nhung-loai-giay-to-nao-can-doi-giay-to-nao-van-su-dung-binh-thuong/20250503011539361